Kinh nghiệm quý để chăm sóc và nhân giống cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ là lựa chọn được nhiều người tìm mua trong thời gian qua. Sau khi mua, làm thế nào để trồng cây đúng cách, giúp cây phát triển là điều vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng tìm hiểu cách trồng cây lưỡi hổ từ người có nhiều kinh nghiệm để áp dụng cho bản thân mình.  Khi được bày bán tại các cửa hàng cây cảnh, lưỡi hổ thường khá đẹp, khỏe khoắn và tươi rói. Tuy nhiên khi mang về nhà, không phải ai cũng biết cách trồng cây lưỡi hổ để cây có thể giữ nguyên vẻ đẹp vốn có.

Việc trồng cây là điều quan trọng, việc chăm sóc cây lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu thực hiện theo đúng nguyên tắc dưới đây, bạn sẽ sở hữu được cho mình chậu cây hoàn mỹ.

Cách trồng cây lưỡi hổ chuẩn nhất bạn nên áp dụng

Lưỡi hổ thuộc họ cây cảnh có khả năng chịu khô hạn tốt. Cây phát triển trong nhiều môi trường khác nhau mà không tốn công chăm sóc. Cách trồng cây cũng vô cùng đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể tự mình thực hiện.

Do cây lưỡi hổ không ưa nước, thế nên đất trồng cây cần đảm bảo độ xốp giúp thoát nước nhanh. Bạn có thể trộn vào đất trồng thông thường một  ít đất phù sa, mùn cưa để giúp cây phát triển tốt.

Tùy vào vị trí đặt cây mà bạn có thể chọn chậu lớn hoặc nhỏ tùy thích. Chất liệu chậu thường là gỗ hoặc sứ. 

Với những gia đình có diện tích sân vườn lớn. Bạn có thể trồng cây thành viền, tại hàng rào, vườn… vừa mang đến lợi ích về mặt phong thủy. Đồng thời, cây còn giúp thanh lọc không khí để mang đến sức khỏe tốt cho cả gia đình.

Ảnh minh họa 1 - Kinh nghiệm quý để chăm sóc và nhân giống cây lưỡi hổ

Một số lưu ý khi chăm sóc cây lưỡi hổ

Sau khi trồng cây, các bạn cần chú ý đến việc chăm sóc. Điều này giúp cây luôn bền, đẹp cùng với thời gian.

Về nước tưới

Đặc điểm của cây lưỡi hổ là có xuất thân từ vùng đất khô hạn. Do đó, cây có khả năng chịu hạn rất tốt, thường không ưa nước. Trong quá trình chăm sóc, bạn không nên tưới cây quá nhiều. Ngược lại, cây chỉ cần được tưới từ 1 tuần/ tuần hoặc 2 tuần/lần đều được tùy vào điều kiện thời tiết. Khi tưới cây, bạn nên dùng bình để phun ẩm cho cây. 

Về ánh sách thích hợp

Đây vốn là loại cây ưa bóng râm, thích nơi có ánh sáng yếu thay vì thời tiết nắng gắt. Bạn nên chọn những khu vực ít nắng để trồng cây là được. Nếu cây được đặt trong nhà, bạn nên cho cây phơi nắng sau 2-3 tháng, thời gian khoảng từ 7h-9h sáng.

Nhiệt độ và dinh dưỡng

Nhiệt độ lý tưởng cho cây phát triển là khoảng 20-30 độ. Trong những ngày mùa đông, bạn nên bổ sung thêm dinh dưỡng bằng cách bón phân để cây khỏe mạnh phát triển. Lân được bón khoảng 3 đến 4 tháng một lần, bón thúc với vị trí cách gốc khoảng 10cm. 

Ảnh minh họa 2 - Kinh nghiệm quý để chăm sóc và nhân giống cây lưỡi hổ

Kĩ thuật nhân giống:

Nếu bạn mua cây con tại các cửa hàng cây cảnh. Bạn hoàn toàn có thể bỏ qua bước nhân giống tại nhà này. Ngược lại, nếu bạn đang có một chậu cây tươi tốt và muốn nhân giống sang nhiều chậu khác. Bạn chỉ cần dùng tay tách nhẹ cây nhỏ, đảm bảo cây không bị gãy là được.

Thực tế, với những người trồng cây với mục đích kinh doanh. Họ thường chọn cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Sau đó, họ cắt lá to, bánh tẻ rồi chia thành từng đoạn dài 5cm. Sau khi phơi héo, những đoạn cây này sẽ được giâm vào đất ẩm, giúp lá phát triển thành cây mới. Thời điểm thích hợp cho việc nhân giống thường là mùa xuân hoặc mùa hè. Mình sẽ đề cập tới cách nhân giống này qua các bước sau:

Bước 1:

Chọn những lá cây khỏe mạnh từ một cây Lưỡi Hổ mà bạn thích. Nên chọn những chiếc lá có phần thịt dày và màu sắc đẹp. Thời điểm trồng cây phù hợp nhất là cuối mùa xuân.

Ảnh minh họa 3 - Kinh nghiệm quý để chăm sóc và nhân giống cây lưỡi hổ

Bước 2:

Cắt lá sát gốc của chùng bằng kéo hoặc kéo tỉa cành. Nên cắt 1 góc khoảng 45 độ và cách khoảng 1 – 1,5 cm so với mặt đất.

Bước 3:

Đặt những lá đã cắt trên một mặt phẳng. Sau đó cắt chùng thành từng khúc có độ dài khoảng 3-5 cm. Đánh dấu phần đầu và cuối của những khúc lá vừa cắt để đặt đúng hướng cây. Điều này rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến kết quả nên cần thực hiện một cách cẩn thận.

Bước 4:

Đặt những lá đã được cắt khúc vào nơi khô ráo, ấm áp và không khí thông thoáng. Sau 7 ngày, những vết cắt đã héo mặt và dẫn được chữa lành.

Kiểm tra các phần cắt xem có còn cứng ở mỗi đầu, cũng như những nốt nhỏ màu trắng báo hiệu chuẩn bị ra rễ.

Bước 5:

Trộn đất và cho vào trong chậu. Lưu ý nên chọn đất màu mở, tơi xốp có độ thông thoáng và dễ thoát nước. Tiền hành tưới nước cho chậu đất và đợt khoảng 10 phút để đất được ráo nước.

Bước 6:

Xếp những chiếc lá trên vào trong chậu. Chỉ chôn khoảng một phần ba chiều dài của chúng. Không nên chôn quá sâu sẽ khiến cho lá dễ bị úng. Xếp đúng phần đầu đưa lên trên và phần cuối dưới đất để cây mọc đúng. Không xếp quá dày để cây dễ dàng phát triển.

Bước 7:

Đặt chậu cây này ở nơi có ánh sáng mặt trời gián tiếp, không khí thông thoáng, nhiệt độ trên 22°C.

Cách 7 ngày tiền hành tưới nước 1 lần, chỉ tưới một lượng nước vừa đủ để làm ướt đất. Không tưới quá nhiều nước.

Bước 8:

Kiểm tra và tách gốc sau 30 ngày bằng cách đào xung quanh những gốc này một cách nhẹ nhàng để kiểm tra rễ.

Bước 9:

Sắp xếp những cây mới vào những chậu nhựa riêng rẻ để cây phát triển tốt hơn. Đặt những cây mới này ở những nơi có độ ẩm và ánh sáng giống như ở bước 7.

Chỉ với những bước đơn giản trên bạn đã có thể sở hữu cho mình một vườn Lưỡi Hổ.

Nhìn chung, lưỡi hổ là một trong những loại cây cảnh đẹp, vừa giúp trang trí vừa mang ý nghĩa phong thủy tốt. Đồng thời, cây còn mang đến môi trường sống thêm phần trong lành, dễ chịu. Cách trồng cây lưỡi hổ lại khá đơn giản. Do đó, bạn hãy sắm cho mình một chậu cây này để nhận được sự may mắn cũng như lộc tài cho bản thân và cả gia đình.

– Sưu tầm –

iunauan.com

Leave a Reply